Trường THCS Nguyễn Viết Xuân giới thiệu sách “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm”

Thứ năm - 27/10/2022 10:00
Kính thưa thầy cô và toàn thể các bạn hôm nay em xin được giới thiệu quyển sách “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm”
Trường THCS Nguyễn Viết Xuân giới thiệu sách “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm”
image 20221027100230 1


Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không phải chịu sự đau thương mất mát mà bọn thực dân phong kiến gây ra. Chúng em ý thức được mình đã quá hạnh phúc, no đủ, và những gì em đang thừa hưởng vô cùng đáng quý. Bởi sự thừa hưởng ngày hôm nay đổi lấy bằng xương máu của bao lớp người ngã xuống ngày hôm qua trong số đó có 1 người con gái người con gái Hà Nội có    “ Tâm hồn đặc biệt thơ mộng, có cuộc sống nội tâm hết sức phong phú, sôi nổi” dù gian khổ chiến đấu với kẻ thù, dù mệt mỏi với những ca bệnh của thương binh, những cuộc chạy đua giữa dòng bom đạn, chị vẫn bền bỉ, đều đặn viết lại những dòng suy nghĩ những cảm xúc của mình. Để hôm nay chúng ta được đọc những dòng  nhật ký tuyệt vời ấy. Cô gái mà tôi muốn nói đến chính là liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm – nhật ký của một nữ bác sĩ việt cộng được cất giữ bởi một người lính Mỹ Federic Whitehurst, để rồi 35 năm sau trở về với gia đình và hôm nay chúng ta được học nó
Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ!
Một con người tên là Đặng Thùy Trâm…
Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942  trong một gia đình trí thức, bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê và mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm- Giảng  viên trường đại học Dược khoa Hà Nội. Từng là học sinh trường Chu Văn An, sinh viên trường Đại học Y Dược Hà Nội. Năm 1966 chị tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội, sau đó Thùy Trâm tình nguyện vào chiến đấu tại chiến trường Liên Khu 5 Quảng Ngãi. Tại đây chị được phân công phụ trách một bệnh viện Quân y huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1968 chị được kết nạp vào Đảng. ngày 22/6/197 trong một chuyến đi công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng khi còn rất trẻ 28 tuổi đời, 2 năm tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề
Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải nói: “ Thời chiến tranh, Thùy Trâm và Thạc là hai tấm gương trong muôn triệu tấm gương của thế hệ trẻ  và dân tộc Việt Nam ta đặc biệt trong lớp trẻ yêu mến và kính phục vì sự gặp nhau về hoài bão sự gần nhau về tấm lòng, có cùng một ngọn lửa đang sáng cháy hoặc ít nhất thì cũng đang âm ỉ trong mỗi con người Việt Nam ta”
Thật vậy chiến tranh đã đi qua nhưng tàn dư thì vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân Việt Nam, nó khắc sâu vào tim, vào xương máu của 54 dân tộc anh em trên đất nước này
Trong chiến tranh ác liệt ấy những người luôn sống và hành động theo những lý tưởng đẹp, rất chân lý, họ sẵn sàng hy sinh phấn  đấu vì mục tiêu phục vụ cho nước nhà. Đặng Thùy Trâm người con gái trẻ tuổi gan dạ, kiên cường đã làm được điều đó. Đặng Thùy Trâm đã viết:
“ Đường đi bao nổi gian nan
Bàn chân lội suối băng ngàn ta đi
Chông gai nào có xá gì
Mắt nhìn vẫn một hướng về ngày mai
Và có ai biết chăng ai
Tình thương đã chắp cánh dài cho ta”
Chỉ là một đoạn thơ ngắn mà chứa đựng biết bao tình yêu thương, lòng can đảm, sự quyết tâm, dũng cảm hy sinh vì tổ quốc dù chông gai, trắc trở nhưng lòng chị vẫn vững chắc với những khát khao cháy bỏng, tấm lòng đầy nhiệt huyết căng phồng của tuổi trẻ.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm gồm 4 phần
Phần I : Lời giới thiệu nhận định về Đặng Thùy Trâm của Vương Trí Nhàn
Phần II: Câu chuyện về 30 năm sau ngày mất của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm và quyển nhất kí được xuất bản vào năm 2005.
Phần III: Những trang nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Phần này bao gồm phần 1. Những ngày rực lửa, phần 2. Tư liệu về ảnh của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
Phần IV: Tình cảm trong lòng người ở lại
Cuộc sống của chị bắt đầu từ công việc hàng ngày là cứu chữa những chiến sĩ bị thương. Đó là 1 sự hy sinh cao cả nhưng chị đã đón nhận nó với nhiệt huyết của một  người Việt Nam yêu nước, yêu con người. Đọc về câu chuyện ca mổ tôi không khỏi bàng hoàng vì sức chịu đựng của chị và tôi cảm nhận được lòng chị lúc đó như thế nào “ Khiêm đã hy sinh rồi! nghe tin mình bàng hoàng không tin đó là sự thật. Khi đã chắc chắn Khiêm tốt mình không khóc có phần bình thản nữa mình đã dùng nghị lực khống chế nội xúc động. Nhưng mỗi giây phút qua đi nổi đau thương mới lớn dần và giờ đây nước mắt mình giàn giụa, mình khóc một mình bên ngọn đèn khuya, những giọt nước mắt mằn mặn chảy dài trên mặt… hãy nghe đây lời hứa trả thù cho Khiêm hứa bằng đau thương xé ruột, bằng căm thù bằng gan”
Có những trang chị viết về tâm trạng của mình. Một cô gái trẻ đầy sức sống, yêu đời, vui tươi với những người thân yêu và với niềm vui cứu chữa chiến sĩ.
Đặc biệt là tình cảm gắn bó, thân thiết với những người em, người bạn luôn lo lắng và thương yêu chị. Trong đó cháy bỏng bởi tình yêu nam nữ, một tình yêu của cô gái tuổi đôi mươi, tình yêu ấy đằm thắm thiết tha, chân thành và trong sáng biết nhường nào. Nhưng hơn hết là tình cảm yêu quê hương đất nước nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ và em gái “ Mẹ ơi! Con biết nói làm sao khi lòng con yêu mẹ trăm nghìn triệu mà cũng đành xa mẹ ra đi”
Bao trùm hết là sự cảm động, xót xa thương tiếc những người thân, người bạn, những bệnh nhân đã hi sinh dưới làn bom đạn của kẻ thù. Đứng trước hoàn cảnh đó trong lòng chị luôn sôi sục ngọn lửa hờn căm những kẻ cướp nước , không có trái tim và lòng yêu thương, đã gây ra chết chóc, đau thương cho người dân Việt.
Đọc những dòng nhật kí của chị em không tránh khỏi sự xúc động và thấu hiểu hơn về thời chiến về người con gái gan dạ, dũng cảm có tâm hồn thơ mộng luôn yêu đời, yêu người. Người nữ anh hùng khắc sâu vào tim người đọc với những dòng nhật ký sâu thẳm từ tâm hồn trong sáng, chị suy nghĩ “ quyển nhật ký này đâu phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gan thép trên mảnh đất miền Nam này”
Chiến tranh là bi thương, mất mát  nhưng ở đó tình người như được thắp sáng hơn trong cảnh tối tăm đầy màu trắng đỏ. Giữa nơi bom đạn, máu và nước mắt 1 bác bĩ vẫn tận tăm theo từng bệnh nhân của mình. Một bác sĩ được gọi là “tiểu tư sản”. Đạn bom không thể nào giết chết được tâm hồn người con gái ấy.
Đọc Nhật kí Đặng Thùy Trâm em  cảm nhận sâu sắc về phương châm sống của chị : Cái quí giá nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống có 1 lần, phải sống sao cho khỏi phải sót xa ân hận về những năm tháng sống hoài sống phí, để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người”. Ngày nay hình tượng của người con gái trẻ tuổi ấy được mọi người tôn vinh và quyển nhật ký ấy đã được sáng tác thành bài hát “ Nét chữ Đặng Thùy Trâm”
Nhật kí Đặng Thùy Trâm là một cuốn sách hay và có giá trị lịch sử to lớn. Xin cảm ơn liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm một người anh hùng đã mang lại cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá về con người và lối sống ở đời.
Bài giới thiệu sách “ Nhật kí Đặng Thùy Trâm của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ỏn quí thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
 
image 20221027100230 5

SACH 5

SACH 3
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Truyền hình giáo dục
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay1,019
  • Tháng hiện tại7,035
  • Tổng lượt truy cập3,413,786
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây