Trường THCS Nguyễn Viết Xuân tổ chức tuyên truyền phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và bệnh Sởi

Thứ năm - 10/10/2024 15:45
Ngày 10/10/2024, trường tổ chức tuyên truyền phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và bệnh Sởi cho tất cả các lớp của nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền tại lớp học
Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền tại lớp học
Hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp. Để hiểu thêm về bệnh SXH cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho bản thân chúng ta cần biết thêm một số thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết.
1. Định nghĩa: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho con người đến nay chưa có thuốc phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh người bệnh có biểu hiện sốt cao và xuất huyết dưới da, diễn biến nặng có khả năng gây tử vong cao. Bệnh sốt xuất huyết được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi vằn. Vì vậy nó có thể lây lan thành dịch nhanh chóng.
2. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền:
Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
3. Biểu hiện của bệnh:
    Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày và có thể có các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: có chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

                           Bệnh nhân chuyển nặng khi có thêm các dấu hiệu sau:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn - nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt.
- Xuất huyết nặng
      Hiện nay đang mùa mưa nhưng chúng ta ngay từ bây giờ cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết bởi bệnh truyền nhiễm này có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu chúng có điều kiện phát triển. Tuy nhiên để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng, gia đình thực hiện một số biện pháp như sau:
1. THỨ NHẤT: Diệt lăng quăng nhằm hạn chế phát sinh của muỗi vằn bằng cách:
      - Các dụng cụ chứa nước cần phải được đậy nắp kín bằng mủ Nylon để muỗi không vào đẻ trứng
      - Các dụng cụ chứa nước nhất là bể chứa nước to cần nên thả cá 7 màu  để ăn lăng quăng.
      - Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước mi tuần 1 lần để loại bỏ lăng quăng.
      - Xung quanh nhà nên vệ sinh sạch sẽ, thu gom loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết như: gáo dừa, các dụng cụ có thể chứa nước, vỏ lon sữa bò…để không còn là nơi muỗi đẻ trứng.
- Thường xuyên kiểm tra lăng quăng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà, phát hiện có lăng quăng phải xử lý kịp thời.
 2. THỨ HAI: Tích cực phòng tránh muỗi đốt bằng cách:
      - Các em nên mặc quần áo dài tay.
      - Các em nên ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm.
      - Dùng nhan, quạt xua muỗi và dùng bình xịt muỗi tại nhà để diệt muỗi.
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.

 3. THỨ BA: Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.
Tuyên truyền về bệnh Sởi: 

1. Nguyên nhân gây bệnh:

   Bệnh sởi và rubella là những bệnh  truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra và bệnh rất dễ lây lan vì vậy có thể tạo thành các ổ dịch tại các lớp học , cộng đồng hoặc trong bệnh viện khi có một trường hợp mắc bệnh và có thể lan rộng trên cộng đồng. Điều kiện thuận lợi để bệnh lan rộng là: điều kiện sống chật chội, thiếu ánh sáng thiếu điều kiện vệ sinh ( lớp học , nhà trọ , ký túc xá )….
2. Bệnh lây lan như thế nào?
     Bệnh lây truyền một cách dễ dàng từ người bệnh sang người lành qua những giọt nước bọt nhỏ li ti khi ho, hắt hơi. Những giọt nước bọt, nước mũi chứa rất nhiều vi rut Rubella. Sự lây truyền có thể do tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng khăn mặt dùng chung , đồ chơi , ly nước uống chung… sự lây truyền có thể xảy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban.
    Mọi người chưa bị mắc bệnh bao giờ hoặc chưa được têm chủng vắc xin phòng bệnh sởi rubella đầy đủ đều có thể bị mắc, sởi, rubella.
3. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh:
   -  Thời gian ủ bệnh:
    là bệnh là từ 2-4 tuần đây là thời kỳ virut đã xâm nhập vào cơ thể nhưng người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh.
  • Thời kỳ khởi phát:
    3-4 ngày, sốt nhẹ, vừa, hoặc cao. Kéo dài 1-2 ngày kèm theo đau nhức vùng sau gáy, sờ thấy có nổi hạch nhấn đau. Hạch thường có ở vùng sau tai, góc hàm. Trong thời gian này bệnh nhân cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, lòng trắng của mắt bắt đầu đỏ nhẹ. Thời kỳ này kéo dài trong vòng một ngày. Khi ban đỏ bắt đầu nổi trên da.
    - Thời kỳ toàn phát:
          Sau 4-6 ngày ban bắt đầu mọc, là loại ban dát sẩn, ban nhỏ hơi nổi gờ trên mặt da. Ban mọc rải rác hoặc dính liền thành đám
   * Đặc điểm là ban mọc có trình tự và lặn cũng có trình tự:
          - Ngày một mọc ở sau tai, lan ra mặt.
          - Ngày hai mọc lan đến ngực và tay.
          - Ngày ba mọc đến lưng và chân.
          Ban mọc ở bên trong (gọi là nội ban) ở đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng ở phế quản gây viêm phế quản, ho.
          - Toàn Thân: khi ban bắt đầu mọc thì sốt cao toàn thân nặng lên. Khi ban mọc đến chân thì nhiệt độ giảm, toàn thân giảm.
          - Đến ngày thứ 6 ban bắt đầu bay theo trình tự như khi ban mọc.
4. Biến chứng:
       Đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, phế quản phế viêm.
          Thần kinh: Viêm não, màng não, tủy cấp, viêm màng não, viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa.
          Đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã, viêm ruột.
         Tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiếm viêm tai. Rất nguy hiểm nếu phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh là rất cao.
5. Biện pháp phòng bệnh:
          - Hãy đưa trẻ đi tiêm truyền ngay khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 và rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo tiêm chủng mở rộng quốc gia tại các trạm y tế.
          - Người lớn chưa bị mắc bệnh sởi, rubella hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ trong gia đình có trẻ nhỏ phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi rubella.
          - Thường xuyên vệ sinh đường mũi họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn sau khi đi ra ngoài đường về cần vệ sinh mũi họng, bàn tay thay quần áo rồi mới tiếp xúc với trẻ.
          - Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào.
          - Hạn chế tiếp xúc với người mắc / nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, rubella.
          - không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân ( khăn mặt , bàn chải , kính , cốc , chén , bát , đũa,)…đồ chơi hoặc đồ vặt dễ bị ô nhiễm.
          - Lau sàn nhà ,tay nắm cửa, mặt bàn, ghế khu vệ sinh chung, che miệng khi ho, hắt hơi.
          - Hạn chế tập chung đông người, hội họp.
          - Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin.
          - Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Một số hình ảnh minh họa: 
GIAI PHAP min
 
8A min

1 min

2 min

4 min

7 min

6 min

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Truyền hình giáo dục
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay1,748
  • Tháng hiện tại4,987
  • Tổng lượt truy cập4,225,996
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây