Giới thiệu sách về ngày 8/3

Chủ nhật - 10/03/2024 22:09
Sáng ngày 04/3/2024, liên Đội nhà trường tổ chức giới thiệu ý nghĩa ngày 8/3
Giới thiệu sách về ngày 8/3
8/3 hằng năm là Ngày Quốc tế Phụ nữ, là dịp "một nửa thế giới" được tôn vinh
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hay còn gọi là Ngày Liên hiệp quốc vì nữ quyền và hòa bình quốc tế, được Liên hiệp quốc chính thức hóa vào năm 1977. Ngày lễ này được tổ chức hàng năm để tôn vinh những đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển, đấu tranh vì quyền của phụ nữ, thu hút sự chú ý đến các vấn đề như bình đẳng giới, quyền sinh sản, bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ.
Ngoài các  ý nghĩa chung, tại Việt Nam, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng là niềm tự hào của dân tộc khi đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 2024 là ngày nào?
Theo lịch thì ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 năm 2024 rơi vào thứ Sáu, nhằm ngày 28/1 Âm lịch.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 thường được tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp để thể hiện sự tôn vinh phụ nữ, một nửa thế giới. Đây cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc, yêu thương với người phụ nữ mà họ yêu quý. Họ thường tặng hoa và quà cho những người phụ nữ quan trọng trong đời họ như mẹ, vợ, bạn gái.
Các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức mít tinh kỷ niệm, phát động các hoạt động cải thiện bình đẳng giới, hỗ trợ sự phát triển của phụ nữ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em...
Ở một số nước trên thế giới, Ngày Quốc tế Phụ nữ còn được kỷ niệm bằng hoạt động liên hoan, mít tinh, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ.
Vì sao 8/3 trở thành Ngày Quốc tế Phụ nữ?
Ngày Quốc tế Phụ nữ bắt nguồn từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy biểu tình đòi cải thiện điều kiện làm việc khó khăn và vất vả của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân trong một hãng dệt tại Mỹ thành lập công đoàn đầu tiên và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc.
Ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Bà Clara Zetkin, lãnh đạo Văn phòng Phụ nữ của Đảng Dân chủ Xã hội ở Đức, đưa ra ý tưởng về Ngày Quốc tế Phụ nữ. Bà đề xuất, hằng năm mọi quốc gia nên tổ chức lễ kỷ niệm vào cùng một ngày - ngày Phụ nữ - để thúc đẩy các yêu cầu của họ.
Hội nghị đã đồng ý với đề xuất của bà Clara Zetkin, quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Ngày Quốc tế Phụ nữ được vinh danh lần đầu tiên tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sỹ vào ngày 19/3/1911. Hơn một triệu phụ nữ và nam giới đã tham dự các cuộc mít tinh vận động cho quyền làm việc, bầu cử, quyền được đào tạo, giữ chức vụ công của phụ nữ và chấm dứt phân biệt đối xử.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, vì quyền lợi, hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Phụ nữ thế giới biểu tình trong Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. (Ảnh tư liệu)

Ở Việt Nam, vào ngày 8/3, mọi người còn tưởng nhớ đến Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đông Hán (Trung Quốc) và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, những thủ lĩnh nghĩa quân yêu nước ở khắp các vùng, trong đó có nhiều vị tướng nữ. Nhờ đó, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng giặc Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh - Hà Nội ngày nay).
Năm 42, quân Hán lại kéo sang xâm lược, Hai Bà Trưng một lần nữa ra quân nhưng do chênh lệch lực lượng quá lớn nên đã bại trận, anh dũng hy sinh. Mặc dù sau đó, nước ta lại bị đô hộ suốt thời gian dài nhưng tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của Hai Bà Trưng và các anh hùng dân tộc khác vẫn luôn âm ỉ cháy cho đến lúc nước nhà lại giành được độc lập.

Tại Việt Nam, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, đồng thời là minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Truyền hình giáo dục
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay752
  • Tháng hiện tại59,930
  • Tổng lượt truy cập4,280,939
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây